Tác dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng Bột sắn dây
- Ngày đăng:
- Thông tin ẩm thực | 234 lượt xem
Bột sắn dây được biết đến như một loại thức uống quen thuộc có tác dụng thanh nhiệt. Không những thế, sử dụng loại thực phẩm này còn có nhiều tác dụng tích cực khác đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sử dụng bột sắn dây như thế nào để đạt được tác dụng tốt nhất thì không nhiều người biết.
1. Thành phần của bột sắn dây bao gồm những gì?
Đây là loại bột được làm từ củ sắn dây - bộ phận chứa nhiều giá trị dinh dưỡng của cây sắn. Qua nhiều giai sản xuất và chế biến kỳ công, người ta thu được phần tinh bột sắn có màu trắng tinh, sờ vào cảm giác mịn. Thông thường loại bột sắn dây chất lượng cao phải là loại tinh khiết, không pha trộn bất kỳ phụ gia hoặc loại bột nào khác. Sử dụng loại tinh khiết thì mới đạt được hiệu quả tốt nhất cho cơ thể.
Ngoài cái tên sắn dây thì theo như Đông Y gọi chúng là cát căn, tên khoa học là Radix Puerariae. Theo như các nghiên cứu thì thành phần của yếu của sắn dây bao gồm: Daidzein C21H20O9, Daidzein C15H10O4, Tinh bột, Puerarin,... Hầu hết đây đều là những hợp chất mang lại nhiều tác dụng tích cực cho cơ thể.
Loại bột sắn dây tinh khiết chất lượng cao có màu trắng tinh, khi sờ vào cảm thấy mịn
2. Những sai lầm thường gặp khi sử dụng bột sắn dây
Pha sắn dây trực tiếp với nước lạnh để làm nước giải khát là cách làm phổ biến hiện nay. Tuy nhiên đây là thói quen hết sức sai lầm và có thể đem lại nhiều tác dụng tiêu cực cho sức khỏe. Hiện nay, hầu hết loại mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều được làm thủ công.
Chính vì thế trong quá trình chế biến sẽ không thể lọc hết các tạp chất có bên trong sắn dây dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn. Nếu trực tiếp pha với nước lạnh có thể gây nên hiện tượng đau bụng, tiêu chảy. Do đó, nên nấu chín khi ăn hoặc pha với nước nóng để không gây nên những tác dụng phụ đáng tiếc. Ngoài ra, sắn dây có tính hàn nên việc bạn sử dụng chúng với nước lạnh thường xuyên sẽ gây nên một số vấn đề về sức khỏe.
Pha bột sắn dây với nước nóng mới là cách chế biến đúng
Hiện nay, trên một số diễn đàn Internet có đề cập đến việc pha sắn dây kết hợp mật ong và ướp thêm hoa bưởi tuy nhiên bạn không nên sử dụng theo hai cách này. Theo như một số nghiên cứu khoa học thì kết hợp mật ong với sắn dây sẽ sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Còn ướp hoa bưởi với nước sắn dây sẽ làm giảm đi dược liệu vốn có ban đầu của sắn dây.
3. Sử dụng bột sắn dây như thế nào là đúng cách?
Như đã nói ở mục 2, nên pha sắn dây với nước nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất. Thông thường 1 muỗng canh bột sắn pha cùng một ly nước sôi tùy theo liều lượng sử dụng của bạn. Lưu ý trong quá trình pha chúng ta cần khuấy thật đều tay để bột được chín đều, không vón cục. Có thể thêm một chút nước cốt chanh để làm tăng hiệu quả giảm cân.
Việc nên sử dụng sắn dây vào thời gian nào trong ngày gây nên khá nhiều tranh cãi, có nhiều luồng ý kiến cho rằng nên sử dụng vào buổi sáng hoặc tối để đạt kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, khoảng thời gian buổi sáng là thời điểm lượng hormone trong máu khá thấp, do đó nếu bạn bị huyết áp thấp, hoặc cơ thể suy nhược thì không nên sử dụng. Còn khi uống sắn dây vào ban đêm sẽ khiến hệ tiêu hóa của cơ thể phải làm việc liên tục, về lâu dài có thể ảnh hưởng đến dạ dày. Một lưu ý vô cùng quan trọng là không uống loại thực phẩm này khi đói.
Do vậy, thời điểm tốt nhất để uống là sau bữa ăn trưa hoặc tối từ 30 phút đến 1 tiếng.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng loại thực phẩm này trong một số trường hợp sau:
- Cảm nắng nhức đầu, đau bụng đi ngoài giống kiết lỵ: Hòa bột sắn dây kèm theo một chút đường để uống.
- Chống ngứa do mồ hôi gây nên: 5g bột sắn dây, 5g thiên hoa phấn, 20g hoạt thạch. Trộn đều hỗn hợp rồi rắc lên những khu vực bị ngứa.
- Cảm giác cồn cào khát nước ở vùng ngực và bụng: 120g sắn dây trộn đều với 15g gạo tẻ, sử dụng để nấu cháo hàng ngày sẽ làm thuyên giảm tình trạng trên.
- Chữa ngộ độc rượu: Hòa sắn dây với một chút đường có thể thêm nước cốt chanh. Có thể sử dụng muối thay cho đường để làm tăng hiệu quả của phương pháp này.
Bột sắn dây có tác dụng giải ngộ độc rượu
4. Một số lưu ý khi sử dụng bột sắn dây
- Dù cơ thể bạn có khỏe mạnh như thế nào thì cũng không nên lạm dụng, liều lượng tốt nhất là 1 cốc mỗi ngày.
- Theo như Đông Y thì hàn tính của sắn dây khá mạnh, do vậy trẻ em không nên sử dụng quá nhiều để tránh tình trạng lạnh bụng, tiêu chảy.
- Phụ nữ khi mang thai nếu có cảm giác mệt mỏi, cơ thể cảm thấy lạnh thì không nên sử dụng bột sắn dây vì tính hàn sẽ khiến tình trạng trở nên tồi tệ hơn. Nhưng nếu cơ thể cảm thấy nóng thì nước sắn dây có tác dụng rất tốt đối với cơ thể. Đặc biệt, không sử dụng bột sắn dây cho phụ nữ bị động thai vì có thể gây nên tình trạng sảy thai.
- Lượng đường mà bạn sử dụng để pha chế không nên quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
- Loại thực phẩm này đang được bày bán tràn lan trên thị trường, do đó rất khó trong việc kiểm soát chất lượng. Việc sử dụng những loại sắn dây kém chất lượng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Do vậy, bạn chỉ nên mua ở những cơ sở uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn.
Phụ nữ mang thai cần chú ý tình trạng của cơ thể trước khi sử dụng bột sắn dây
Bột sắn dây là loại thức uống phổ biến hiện nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách. Việc lạm dụng hoặc pha chế sai cách có thể gây nên những hậu quả tiêu cự đối với sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên lưu ý về cách sử dụng, liều lượng sử dụng để hiệu quả đạt được cao nhất.